Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Việt Nam là công xưởng mới của châu Á: mừng hay lo?
Việt Nam đang trở thành một công xưởng mới của châu Á, báo chí trong và ngoài nước đang bàn luận. Nhiều người nghĩ đấy là điều tốt, những người khác lại lo là chúng ta chỉ làm thuê cho tư bản nước ngoài, đến cái đinh vít cũng chẳng làm nổi.

 



 


Việt Nam đã trở thành công xưởng đáng kể của Samsung, Intel, Microsoft (Nokia) và một số nhà sản xuất quần áo và giày dép. Nhiều công ty đa quốc gia khác cũng rục rịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Liệu Việt Nam có nên đi theo hướng này khi việc trở thành công xưởng của khu vực hay thế giới cũng đầy những hậu quả xấu như đã từng xảy ra ở nơi khác?

 

Đầu tiên hãy nhìn lại chính mình (chứ không phải ước muốn của mình) để có câu trả lời thỏa đáng. Xét ở tầm khu vực và quốc tế, từ xưa đến nay, Việt Nam chưa chế tạo được bất cứ thứ gì có tiếng cả. Từ xuất phát điểm như vậy, mong muốn chúng ta phải làm được cái này cái nọ cho ra hồn là rất chính đáng nhưng phải khiêm tốn và thực tế. Việc chế tạo ra các sản phẩm như vậy cần nhiều điều kiện mà chúng ta phải rất tốn công, tốn sức để tạo dựng một cách bền bỉ, liên tục. Chê chúng ta chưa làm được mấy là đúng nếu nó kích thích chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, nhưng chê mà không đưa ra giải pháp gì khả thi để cải thiện tình hình thì chỉ là “chém gió” cho sướng mồm mà thôi.

 

Chính vì thế nếu các công ty nước ngoài đưa cơ sở chế tác sang Việt Nam là điều đáng mừng. Đầu tiên nó giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người Việt Nam. Dẫu công việc đầu tiên đó có thể là đơn giản, lắp ráp, giá trị gia tăng chưa nhiều trong tổng giá trị của sản phẩm. Làm sao mà có thể đòi hỏi lao động mới từ nông thôn ra các khu công nghiệp làm được những công việc có giá trị cao? Đấy là mong muốn phi thực tế. Khi họ có công ăn việc làm, gia đình họ khá giả hơn thì con em họ mới có khả năng học hành, đào tạo để dần dần làm được những công việc có giá trị cao hơn.

 

Khi trở thành công xưởng thì cần đến nhiều dịch vụ đi kèm, từ cung cấp linh, phụ kiện đến dịch vụ hậu cần, tài chính. Việc này lại tạo thêm công ăn việc làm, tăng cơ hội kinh doanh của các tổ chức khác, tăng kỹ năng và trình độ của người lao động để bước lên những bậc thang cao hơn của chuỗi giá trị. Và rất có thể từ môi trường này sẽ nảy sinh các nhà tư bản nội địa có sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao và có ảnh hưởng ở khu vực và thậm chí thế giới, nhưng việc này cần rất nhiều nỗ lực của doanh nhân, người lao động và Nhà nước.

 

Nếu trở thành công xưởng và nếu có chính sách khéo thì các công ty đa quốc gia có thể chuyển cả những khâu có giá trị cao (tiếp thị, thiết kế, nghiên cứu phát triển...) sang Việt Nam. Nghe nói Samsung đang xây dựng một trung tâm như vậy ở Hà Nội với gần 4.000 người làm việc (nếu được 50% nhà nghiên cứu phát triển là người Việt Nam thì quả là một bước rất quan trọng, liệu chúng ta có đáp ứng được số kỹ sư, nhà nghiên cứu đó không?).

 

Nếu Nhà nước trung ương và địa phương có chính sách khéo về nhân lực, đào tạo, về tạo dựng môi trường thông thoáng, thì việc trở thành công xưởng là điều rất đáng mừng.

 

Ngược lại, nếu chỉ chạy theo con số và có tầm nhìn thiển cận, thì biết đâu chúng ta lại tạo điều kiện cho việc chế tác các sản phẩm mà có thể tốn năng lượng (vì các công ty ấy có thể đòi điện giá rẻ) hay gây ô nhiễm môi trường... Nếu thế thì quả rất đáng lo vì khi hết ưu đãi, khi giá nhân công tăng lên thì các công ty nước ngoài lại bỏ đi ngay và để lại các khu công nghiệp tiêu điều. Đó là việc nên tránh, nên tạo điều kiện để họ ở lại, mang các khâu có giá trị gia tăng cao vào Việt Nam.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao CEO Mỹ đua nhau nhận lương 1 USD? (26-04-2015)
    Ngân hàng lớn Hy Lạp sẽ xóa nợ cho khách hàng nghèo khó nhất (26-04-2015)
    Hy Lạp hy vọng tránh được nguy cơ vỡ nợ (25-04-2015)
    AIIB bệ phóng cho đồng Nhân dân tệ (24-04-2015)
    Thủ phạm khiến phố Wall giảm 1.000 điểm trong tích tắc? (23-04-2015)
    Hy Lạp tiến gần nguy cơ vỡ nợ (21-04-2015)
    Trung Quốc “cuống cuồng” cứu tăng trưởng kinh tế (20-04-2015)
    G20 chỉ trích Mỹ trì hoãn cải tổ IMF (19-04-2015)
    Lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế, G20 không khỏi lo cho Hy Lạp (18-04-2015)
    Nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng, OPEC vẫn chia rẽ về sản lượng (16-04-2015)
    Trung Quốc hốt hoảng trước áp lực từ Đông Nam Á và Ấn Độ (16-04-2015)
    Công ty năng lượng Ấn Độ chuẩn bị khoan thăm dò dầu khí ở VN (14-04-2015)
    Chuyên gia IMF: Đô la Mỹ vẫn sẽ mạnh (14-04-2015)
    Ngân hàng Ukraine phá sản đồng loạt (13-04-2015)
    Các chủ nợ của Ukraine từ chối xóa bỏ 10 tỷ USD tiền nợ (12-04-2015)
    Rúp Nga tăng giá 'kỳ diệu' (10-04-2015)
    AIIB báo hiệu Mỹ mất vị trí thống trị kinh tế toàn cầu (10-04-2015)
    Giá xăng dầu thế giới đồng loạt giảm sâu (09-04-2015)
    Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Nhiều thách thức đang ở phía trước (08-04-2015)
    Giá vàng, dầu tăng cao nhất 7 tuần (07-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153198880.